Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Và Những Điều Quan Trọng Cần Biết

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm xảy ra khi các tế bào trong cơ thể phát triển bất thường. Vì vậy, xét nghiệm tầm soát ung thư là phương pháp giúp phát hiện sớm ung thư để có thể điều trị kịp thời, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin cần thiết liên quan đến xét nghiệm tầm soát ung thư.

Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Và Những Điều Quan Trọng Cần Biết
Xét Nghiệm Tầm Soát Ung Thư Và Những Điều Quan Trọng Cần Biết

Có nên xét nghiệm tầm soát ung thư hay không?

Ung thư là bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao bởi hầu hết bệnh nhân đến khám ung thư đều đã ở giai đoạn cuối. Việc tầm soát ung thư tổng quát định kỳ có ý nghĩa quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm, nâng cao kết quả điều trị và tăng khả năng khỏi bệnh cho bệnh nhân.

Tầm soát ung thư sớm đóng vai trò quan trọng trong điều trị ung thư vì khi ung thư được phát hiện sớm, việc điều trị sẽ hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn. Ngược lại, nếu phát hiện ở giai đoạn cuối thì việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.

Hiện nay, các kỹ thuật xét nghiệm và phát hiện ung thư của Việt Nam ngày càng phát triển. Vì vậy, mỗi người dân cần duy trì thói quen xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ. Khi có dấu hiệu bất thường trong cơ thể, hãy đến cơ sở y tế làm xét nghiệm kịp thời để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Các phương pháp xét nghiệm ung thư thường được áp dụng hiện nay

Hiện nay, ở Việt Nam có một số phương pháp tầm soát ung thư được áp dụng phổ biến như:

Phương pháp xét nghiệm máu 

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư sẽ giúp phát hiện dấu hiệu ung thư – một loại protein đặc biệt được tạo ra bởi tế bào ung thư hoặc tế bào bình thường trong cơ thể đáp ứng với bệnh ung thư. Ví dụ như ung thư gan có dấu ấn ung thư là AFP, ung thư phổi là CYFRA 21-1, ung thư tuyến tụy là CA19-9, ung thư ruột già là CEA, ung thư buồng trứng là CA 125,…

Xét nghiệm máu tìm gen gây ung thư (phát hiện đột biến gen): Đây là phương pháp tầm soát ung thư rất mới, dựa trên cơ sở ung thư là do đột biến gen gây ra, ví dụ như xét nghiệm máu tìm gen ung thư vú BRCA2, gen ung thư đại tràng là APC,…

Phương pháp sinh thiết

Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô và tế bào rồi phân tích để tìm tế bào ung thư đồng thời đánh giá mức độ, giai đoạn phát triển bệnh. Sinh thiết có thể được thực hiện tách riêng hoặc kết hợp trong quá trình phẫu thuật và nội soi. Kết quả sinh thiết rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh nhân có bị ung thư hay không.

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Các kỹ thuật chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) tổng quát và chụp PET CT (chụp cắt lớp Positron) dựa trên nguyên tắc: Các tế bào ung thư cần nhiều glucose để chuyển hóa, bệnh nhân được tiêm chất đồng vị phóng xạ (positron) có chứa glucose hấp thu nhanh. Cơ thể con người sẽ phát ra các tia Gamma sau khi tiêm dược chất phóng xạ, và máy PET/CT sẽ thu thập hình ảnh của các tế bào khác nhau trong cơ thể con người từ các tia Gamma. Từ đó, những bất thường về trao đổi chất trong tế bào sẽ được ghi nhận trước khi những thay đổi về cấu trúc xảy ra.

Xét nghiệm ung thư phát hiện được một số loại ung thư

Đối với mỗi loại ung thư, các bác sĩ có thể lựa chọn các xét nghiệm tầm soát ung thư khác nhau, ví dụ như:

Xét nghiệm tầm soát ung thư vú

Chụp X-quang tuyến vú định kỳ hàng năm được khuyến nghị cho phụ nữ trên 40 tuổi có sức khỏe tốt. Còn phụ nữ từ 20 đến 40 tuổi nên khám vú định kỳ 3 năm/ lần tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa. Đối với phụ nữ ở độ tuổi trên 40, có kinh sớm hay mãn kinh muộn,… có nguy cơ cao hoặc tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú thì nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư vú sớm hơn.

Tầm soát ung thư cổ tử cung

Phụ nữ trên 21 tuổi nên làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung sớm và phụ nữ dưới 21 tuổi không nên tầm soát ung thư cổ tử cung.

Những người trong độ tuổi từ 21 đến 29 nên làm xét nghiệm PAP. Phụ nữ trong độ tuổi này không nên làm xét nghiệm HPV trừ khi kết quả xét nghiệm PAP có dấu hiệu bất thường.

Phụ nữ ở độ tuổi 30-65 có kết quả sàng lọc định kỳ bình thường thì không nên tiếp tục làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung.

Xét nghiệm ung thư phổi

Xét nghiệm ung thư phổi không được khuyến nghị cho các nhóm có nguy cơ mắc thấp hoặc trung bình. Nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư phổi là từ 55-74 tuổi, có tiền sử hút thuốc, đang hút hoặc đã bỏ thuốc dưới 15 năm. Những người có nguy cơ cao nên đi khám để được tư vấn chụp CT liều thấp để sàng lọc ung thư phổi.

 

Chi phí tầm soát ung thư

Mức giá tầm soát ung thư cơ bản là từ 2.000.000 – 2.500.000 đồng/ lần. Chi phí tầm soát ung thư cho một bộ phận hay nhiều bộ phận cũng sẽ khác nhau.

Đối với những cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, chất lượng cao, bạn có thể phải trả từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng/ lần. Với mức phí này, bạn sẽ được xét nghiệm thêm nhiều chỉ số chỉ điểm khối u và tầm soát nhiều loại ung thư hơn.

Những lưu ý khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư

Dưới đây là một số điều bạn cần chú ý trước khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư:

  • Mặc quần áo thoải mái để thuận tiện cho việc thăm khám của bác sĩ;
  • Nhịn ăn sáng để làm các xét nghiệm trong gói tầm soát ung thư;
  • Không uống các loại đồ uống như cà phê, trà, sữa, đồ uống có gas và nước hoa quả, chỉ nên uống nước lọc trước khi đi khám bệnh;
  • Không hút thuốc, uống rượu bia trong vòng 24 giờ trước khi khám;
  • Đối với phụ nữ, gói tầm soát ung thư chỉ nên thực hiện từ 5 đến 7 ngày sau chu kỳ kinh nguyệt.

 

Xét nghiệm tầm soát ung thư tổng quát định kỳ không chỉ giúp phát hiện các dấu hiệu ung thư mà còn phát hiện các mầm mống tiền ung thư có nguy cơ dẫn đến ung thư để từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Đây là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện các dấu hiệu ung thư, ngay cả khi bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng.

Bài viết liên quan