Siêu âm mô mềm và những điều mà bạn cần biết về phương pháp này

Siêu âm mô mềm ngày nay được coi là biện pháp cực kỳ quan trọng để phát hiện sớm những mối nguy hiểm đe dọa tới mô mềm. Bởi với phương pháp này, có thể phát hiện các vật thể lạ hoặc những tình trạng bất thường như viêm mô tế bào, nhiễm trùng… có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe của bệnh nhân. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về kỹ thuật siêu âm dành cho mô mềm

Siêu âm mô mềm là gì

Siêu âm mô mềm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng một đầu dò phát ra chùm sóng âm thanh với tần số rất cao (tai người không có khả năng nghe thấy được – sóng siêu âm). Chùm sóng này sẽ đi xuyên vào trong cơ thể. Sau đó, một phần chùm sóng âm này được phản hồi lại rồi được thu nhận ở tại đầu dò, chuyển tín hiệu về bộ phận xử lý bên trong máy siêu âm để xuất ra hình ảnh về cơ quan đang được khảo sát. Chùm sóng siêu âm không hề gây ra bất kỳ tổn thương cho các cơ quan mà nó đi xuyên qua. Do đó, siêu âm mô mềm là một phương tiện dễ dàng thực hiện, chẩn đoán nhanh chóng, an toàn, không gây đau cũng như không gây hại cho bệnh nhân.

Siêu âm mô mềm và những điều mà bạn cần biết về phương pháp này
Siêu âm mô mềm và những điều mà bạn cần biết về phương pháp này

Những trường hợp siêu âm mô mềm

Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm siêu âm trong trường hợp nếu như phát hiện những dấu hiệu gây tổn thương như:

  • Bệnh nhân xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, biểu hiện rõ ràng nhất đó chính là các vết bầm, tím.
  • Tình trạng viêm gân với những biểu hiện kích ứng hay rách vi thể gân.
  • Nếu như bệnh nhân bị bong gân do căng thẳng, do luyện tập thể thao quá sức và thường xuyên tập sai tu.
  • Trường hợp bệnh nhân có những chấn thương đối với cơ hay gân do dùng lực quá mức hoặc do căng cơ gây nên.
  • Tình trạng viêm bao dịch hoạt do tổn thương những túi nhỏ chứa đầy chất lỏng đệm cơ, xương và gân bao quanh các khớp.
  • Một vài vấn đề khác được bác sĩ chỉ định để siêu âm đối với mô mềm hoặc đánh giá các nang hay hạch bạch tuyết…

Siêu âm mô mềm phát hiện ra được những căn bệnh gì?

Siêu âm được áp dụng để chẩn đoán những bệnh lý của phần mềm bao gồm:

  • Bệnh lý viêm:Viêm mô tế bào, viêm – áp xe mô mềm – cơ, viêm màng hoạt dịch khớp…
  • Bệnh lý chấn thương: Khối máu tụ, tổn thương đụng dập, rách (đứt) gân, rách cơ, bao cơ, dị vật, thoát vị bao cơ, tràn máu ổ khớp…
  • Tổn thương dạng nang: Nang nhầy, nang hoạt dịch, nang sán…
  • Tổn thương dạng khối hoặc nốt đặc: Khối, nốt có thể ở mô mỡ, da, cơ, bao hoạt dịch, mô liên kết, mô thần kinh, mạch máu và bạch mạch. NHững bệnh lý u bướu thường gặp khi siêu âm là u mỡ, u máu, u bướu bạch mạch, bướu hoạt dịch, bướu thần kinh, bướu cơ (cơ vân hay cơ trơn)…

Quy trình siêu âm mô mềm

Dưới đây là quy trình thực hiện phương pháp siêu âm mô mềm

Chuẩn bị thực hiện

  • Nhân sự: thư ký siêu âm, bác sĩ chuyên khoa.
  • Phương tiện: 1 máy siêu âm với đầu dò Linear có tần số từ 7.5 MHz trở lên;
  • Bệnh nhân: Được giải thích kỹ càng về quy trình kỹ thuật trước khi làm siêu âm, các tư thế phù hợp với vị trí siêu âm; có hồ sơ bệnh án đầy đủ theo quy định, có chỉ định của bác sĩ.

Tiến hành siêu âm

  • Bác sĩ tiến hành kiểm tra giấy chỉ định siêu âm hoặc hồ sơ bệnh án của bệnh nhân;
  • Kiểm tra máy siêu âm cùng với đầu dò;
  • Cho gel vào đầu dò;
  • Siêu âm phần mềm theo những lát cắt quy định để phát hiện ra các bất thường, tổn thương. Vệ sinh vùng khảo sát sau khi thăm khám.
  • Bác sĩ đọc kết quả siêu âm rồi sau đó thư ký sẽ ghi phiếu kết quả;
  • Trả kết quả về cho người bệnh;
  • Dùng gạc mềm vệ sinh lại phần đầu dò siêu âm.

Những lưu ý khi siêu âm mô mềm

Cũng giống với những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác thì siêu âm phần mềm cũng cần phải có một số lưu ý đơn giản khi siêu âm, cụ thể như sau:

  • Đối với trường hợp bệnh nhân siêu âm khảo sát tuyến tụy: cần phải nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi thực hiện bởi vì khi có thức ăn thì các bộ phận tuyến tụy sẽ thay đổi kích thước do co bóp làm cho việc chẩn đoán kèm chính xác do hạn chế về tầm quan sát những tổn thương nhỏ.
  • Siêu âm vùng tiết niệu như tuyến tiền liệt, bàng quang, cổ tử cung… thường sẽ được yêu cầu nhịn tiểu tiện để bàng quang có thể đạt kích thước cực đại giúp cho việc chẩn đoán chi tiết các bộ phận được chuẩn xác nhất.
  • Thực hiện siêu âm đầu dò thì bệnh nhân cần phải lưu ý rằng phải để bàng quang ở trạng thái trống không chứa nước tiểu trước khi làm siêu âm. Đặc biệt đối với những chị em phụ nữ chưa quan hệ tình dục thì cần có sự cân nhắc về việc siêu âm đầu dò.
  • Lưu ý: Nếu như bệnh nhân có vết thương hở tại vị trí cần phải siêu âm sẽ không được thực hiện siêu âm trực tiếp bên trên vết thương hở bởi vì các dụng dịch cũng như tác động của thiết bị siêu âm sẽ làm ảnh hưởng xấu tới vết thương.

 

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp cho bạn có thể giải đáp được thắc mắc về phương pháp siêu âm mô mềm. Nếu như bạn được chỉ định siêu âm mô mềm thì cần hỏi rõ bác sĩ về những lưu ý trước và sau khi thực hiện kỹ thuật này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.

Bài viết liên quan