Siêu âm bụng là một phương pháp chẩn đoán lâm sàng phổ biến để kiểm tra tình trạng của các cơ quan trong vùng ổ bụng. Tuy nhiên, nhiều người không biết siêu âm bụng là gì và dùng để làm gì? Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết mọi vấn đề liên quan đến phương pháp siêu âm này.
Siêu âm bụng là gì?
Siêu âm bụng là kỹ thuật sử dụng đầu dò phát ra sóng âm tần cao để kiểm tra các cơ quan trong ổ bụng. Một đầu dò siêu âm được đặt trên da và sóng siêu âm đi vào cơ thể để đến các cơ quan và cấu trúc bên trong. Các sóng âm thanh dội vào cơ quan và rồi bật trở lại đầu dò. Sau đó, bộ chuyển đổi sẽ xử lý các sóng phản xạ lại và được, sau đó được máy tính chuyển đổi thành hình ảnh của các cơ quan hoặc mô trong bụng.
Đây cũng là một kỹ thuật được đánh giá an toàn được sử dụng để kiểm tra các cơ quan và cấu trúc trong ổ bụng, bao gồm gan, mật, tuyến tụy, lá lách và thận… bằng công nghệ siêu âm.

Khi nào nên siêu âm bụng?
Đây là một kỹ thuật an toàn và có giá trị chuẩn xác cao, vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên khám sức khỏe định kỳ hàng năm trong đó, người cao tuổi nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Nếu bạn có bệnh lý, việc siêu âm bụng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện bệnh kịp thời.
Ngoài ra, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường và nghi ngờ có khối u trong ổ bụng hoặc bệnh lý nội tạng, bạn cũng nên làm siêu âm ổ bụng để tìm nguyên nhân. Các dấu hiệu bất thường mà bạn cần chú ý như: đau bụng, khó tiêu, đau dạ dày, sờ thấy khối cứng trong bụng, mệt mỏi không rõ nguyên nhân, hệ tiêu hóa bị rối loạn kéo dài, sụt cân nhanh chóng…
Siêu âm bụng tổng quát là siêu âm những bộ phận nào?
Siêu âm ổ bụng tổng quát là siêu âm kiểm tra các cơ quan bên trong ổ bụng như: tử cung-ruột thừa, gan, mật, tụy, lách, thận, bàng quang, tiền liệt tuyến… để phát hiện và chẩn đoán các bệnh điển hình từ hình ảnh như:
- Các bệnh về gan: áp xe gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan mạn tính, xơ gan, u gan lành tính và ác tính.
- Các bệnh đường mật: polyp túi mật, viêm túi mật, sỏi mật, khối u đường mật, dị dạng đường mật.
- Các bệnh về tụy: các loại u tụy, viêm tụy cấp và mạn, tụy vòng…
- Bệnh lý lách: áp xe lách, lách to, lympho lách, u lách.
- Các bệnh hệ tiết niệu: sỏi thận, viêm thận, ung thư thận, viêm bàng quang, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang, u đường tiết niệu và các vấn đề về tắc nghẽn bài tiết khác…
- Bệnh hệ tiêu hóa: viêm ruột thừa, khối u, lồng ruột, xoắn ruột.
Siêu âm ổ bụng hết bao nhiêu tiền?
Chi phí cho một lần siêu âm ổ bụng sẽ tùy thuộc vào việc bạn siêu âm tại bệnh viện nào. Thường khi chi phí cho siêu âm bụng tổng quát thường có giá 180.000 đồng, còn mức phí chung cho siêu âm bụng màu 4D sẽ khoảng 250.000 đồng.
Một số câu hỏi thường gặp khi siêu âm bụng
Để bạn không bỡ ngỡ cho lần đầu, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi thường gặp khi siêu âm bụng như sau:
Siêu âm ổ bụng nhiều có hại không?
Siêu âm ổ bụng là kỹ thuật chẩn đoán nhanh chóng nhưng không hề gây nguy hại cho sức khỏe con người. Bởi phương pháp này không hề sử dụng tia bức xạ, vì vậy, sẽ không gây cảm giác khó chịu khi đầu dò siêu âm được áp vào da. Chính vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng phương pháp này để kiểm tra tình trạng bên trong vùng ổ bụng.
Siêu âm ổ bụng có chính xác không?
Như đã đề cập, siêu âm ổ bụng là kỹ thuật chẩn đoán nhanh chóng nhưng có giá trị và độ chính xác rất cao đối với nhiều loại bệnh lý về gan, tụy, mật, lách… Những hình ảnh thu được khi siêu âm ổ bụng cho phép bác sĩ phát hiện những bất thường ở các cơ quan nội tạng của cơ thể với độ chính xác tương đối cao.
Siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không?
Rất nhiều bạn đang thắc mắc liệu khi siêu âm ổ bụng có cần nhịn ăn không? thì câu trả lời là có và nên nhịn ăn ít nhất 6-8 tiếng trước khi siêu âm. Bên cạnh đó, bạn nên siêu âm vào buổi sáng, vì ngủ qua đêm có lợi cho việc tiêu hóa hoàn toàn thức ăn trước đó và việc nhịn đói sẽ cho kết quả siêu âm chính xác hơn.
Ngoài ra, trước khi siêu âm, bạn cũng nên uống nhiều nước và nhịn tiểu khoảng 30-60 phút. Việc nhịn tiểu làm bàng quang giãn nở, giúp ích rất nhiều cho việc quan sát hình ảnh tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, túi tinh, khối u vùng hố chậu.
Siêu âm ổ bụng có phát hiện ung thư không?
Với quá nhiều căn bệnh thế kỷ như hiện nay, liệu siêu âm có phát hiện được ung thư hay không là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Thực tế, siêu âm ổ bụng nói riêng và siêu âm nói chung chỉ là phương pháp giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chứ không cho kết quả chính xác bệnh nhân có bị ung thư hay không.
Siêu âm không giúp phát hiện ung thư nhưng được coi là phương pháp cận lâm sàng làm cơ sở để bác sĩ thực hiện các phương pháp chẩn đoán khác. Vì vậy, nếu bạn lo lắng và muốn kiểm tra xem mình có bị ung thư hay không thì không nên đi siêu âm bụng mà nên sử dụng các phương pháp khác.
Trên đây là một số thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến siêu âm bụng. Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ giúp giải đáp thắc mắc về các vấn đề siêu âm ổ bụng mà bạn đang tìm kiếm