Khám Ngoại Khoa Và Những Điều Quan Trọng Mà Bạn Cần Phải Nắm Rõ

Khám ngoại khoa là một thuật ngữ khá quen thuộc trong ngành y. Khoa ngoại tổng quát gọi tắt là ngoại khoa, là một chuyên khoa phẫu thuật tập trung vào các phương pháp phẫu thuật và điều trị các bệnh ảnh hưởng đến gần như toàn bộ cơ thể. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết liên quan đến việc khám ngoại khoa để bạn có thể hiểu rõ hơn về quá trình này.

Khoa ngoại là khám gì?

Khoa ngoại là khoa chuyên điều trị các bệnh ngoại khoa, tức là dùng các phương pháp phẫu thuật để điều trị. Đây là một nhánh của y học liên quan đến việc điều trị, quản lý và đánh giá các tình trạng của bệnh nhân như ung thư hoặc ghép tim. Trong một số trường hợp, phẫu thuật còn có thể được thực hiện cho mục đích thẩm mỹ. Điều trị ngoại khoa thường liên quan đến việc sử dụng thuốc tê hoặc gây mê cục bộ để thực hiện phẫu thuật bằng các dụng cụ dao kéo cũng như các máy móc và thiết bị y tế tiên tiến hơn để tiếp cận vị trí phẫu thuật, khu vực bị ảnh hưởng và thực hiện bất kỳ hành động cần thiết nào để đạt được mục đích.

Khám ngoại khoa gồm những bệnh gì?

Bệnh ngoại khoa là bệnh xảy ra do suy giảm khả năng vận động hoặc thay đổi cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể ở mỗi người. Hầu hết những thay đổi này cần được điều chỉnh bằng thuốc theo toa, hoặc bằng phẫu thuật với các kỹ thuật giải phẫu để loại bỏ hoặc sửa chữa và điều chỉnh lại các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể giúp cơ thể phục hồi các chức năng như bình thường.

Sau đây là tổng hợp các bệnh lý trong lĩnh vực ngoại khoa, bao gồm:

  • Về hậu môn – trực tràng: Các bệnh trĩ nội – ngoại; rò, hẹp, áp xe hậu môn; sa trực tràng; ung thư trực tràng, ung thư ống hậu môn…
  • Về thoát vị (sa ruột): Điều trị nội soi thoát vị bẹn, tái tạo thành bẹn bằng lưới hoặc điều trị thoát vị thành bụng do tự nhiên hoặc do phẫu thuật.
  • Về đường mật: Cắt bỏ túi mật do sỏi, viêm hoặc có khối u; lấy sỏi, cắt nang trong ống mật chủ; lấy sỏi, điều trị chít hẹp đường mật; nối mật ruột…
  • Về gan, tụy, lách: Cắt gan, cắt một phần tụy, cắt khối tá tụy, cắt lách do bệnh do bệnh lý hoặc chấn thương, cắt nang gan…
  • Về hệ tiêu hóa: Cắt một phần dạ dày hoặc toàn bộ, cắt ruột non; nạo vét hạch dạ dày; nối vị tràng; khâu lỗ ruột non, dạ dày; điều trị hẹp môn vị, ung thư dạ dày.
  • Về ung thư: Điều trị các khối u, hạch bạch huyết trên da, vú, thực quản, dạ dày, gan, túi mật, đại tràng và các tuyến trong cơ thể như tuyến tụy, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến mang tai, tuyến thượng thận; phòng ngừa di căn và tái phát khối u sau phẫu thuật.
  • Về nội tiết: Loại bỏ và chữa trị các khối u, bướu ở tuyến giáp, tuyến cận giáp; điều trị cường giáp, ung thư.
  • Các bệnh thông thường và có chuyển hóa: Áp xe, viêm mô, hạch bạch huyết, hoại tử do vi khuẩn hoặc thiếu máu cục bộ.

Mục tiêu chính của việc điều trị ngoại khoa

Khoa ngoại chuyên điều trị các bệnh lý ngoại khoa với mục tiêu chính là:

  • Đảm bảo cho người bệnh không bị đau đớn, tổn thương, khó chịu và thực hiện những quá trình phục hồi không cần thiết.
  • Điều trị ngoại khoa sẽ có những kỹ thuật mổ phù hợp nhất để cứu bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan và làm thuyên giảm triệu chứng hoặc kiểm soát tình trạng bệnh nhân.
  • Giúp bệnh nhân hiểu một cách toàn diện và chi tiết về các vấn đề, rủi ro hoặc biến chứng có thể phát sinh trong quá trình điều trị.
  • Xây dựng và chuẩn bị kế hoạch phẫu thuật cá nhân để có thể được phê duyệt và thực hiện.
  • Theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị và hồi phục của bệnh nhân, đặc biệt trong vòng 24-48 giờ đầu tiên sau khi mổ.

Cần chuẩn bị những gì trước khi làm phẫu thuật ngoại khoa

Dưới đây là một số điều cần lưu ý trước khi chuẩn bị phẫu thuật mà bạn cần chú ý:

Đối với những ca mổ cấp cứu, bạn sẽ được chuẩn bị sẵn sàng và kiểm tra mọi thứ ngay tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng của gan và thận, các chỉ số về chức năng đông máu và số lượng tế bào máu, chụp X-quang và điện tâm đồ để kiểm tra tim và phổi có hoạt động bình thường không, siêu âm tim sẽ được kiểm tra nếu cần thiết. Sau đó, bác sĩ gây mê sẽ kiểm tra bạn để đánh giá hiệu quả của việc gây mê cho phẫu thuật. Việc của bạn là nói cho bác sĩ biết bạn đã từng mắc bệnh gì, bạn đang dùng loại thuốc gì, bạn có bị dị ứng với loại thuốc nào không? Và đừng quên hỏi bác sĩ phẫu thuật của bạn bất cứ điều gì bạn muốn biết thêm về quy trình cuộc phẫu thuật. Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, và bình tĩnh chờ đợi cho đến khi bạn vào phòng mổ.

Đối với những trường hợp không cấp cứu, bạn nên ăn nhẹ vào đêm trước mổ và ngừng thuốc chống viêm, chống đông máu khoảng 1 tuần trước mổ. Bạn có thể tiếp tục dùng thuốc điều trị bệnh tim mạch và tiểu đường, nhưng hãy ngưng uống chúng vào ngày phẫu thuật. Vào ngày mổ, bạn nên nhịn ăn, nhịn uống, đại tiểu tiện và vệ sinh sạch sẽ trước khi vào phòng mổ. Nếu bạn mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, bệnh phổi hoặc bệnh tiểu đường không ổn định, bác sĩ có thể cho bạn điều trị nội khoa trước khi quyết định làm phẫu thuật. Một số bệnh về rối loạn đường ruột cần phải rửa ruột hoặc dùng thuốc xổ để làm sạch và bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện việc này vài ngày trước khi nhập viện.

Đối với một số bệnh lý ngoại khoa khác như bướu giáp, sỏi mật, thoát vị bẹn… nếu mọi thông số cơ thể của bạn đạt tiêu chuẩn, bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm cần thiết vào buổi sáng và mổ vào buổi trưa cho bạn.

Những lưu ý sau mổ và những biến cố có thể xảy ra

Khi bạn tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc để bạn không cảm thấy đau nhức và nôn mửa. Bạn nên dậy sớm và tập đi (trong vòng 24 giờ đầu), đi vệ sinh, đi lại quanh giường càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng hậu phẫu.

Nếu không có chỉ định gì đặc biệt, bạn có thể uống nước hoặc ăn cháo khi thấy đói, 2-3 ngày sau ăn uống bình thường và vài ngày sau có thể xuất viện. Cơn đau do vết mổ sẽ giảm dần theo thời gian và trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động, đó là điều bình thường. Bạn sẽ không còn cảm thấy đau sau khoảng 7 đến 10 ngày.

Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: Đau bụng hoặc đau vết thương dữ dội và dai dẳng, nôn mửa và chướng bụng, sốt cao, ớn lạnh, chảy dịch từ vết mổ…

Khi cần can thiệp phẫu thuật để điều trị bệnh, các biến chứng liên quan đến gây mê, phẫu thuật và quá trình lành vết thương sau phẫu thuật có thể phát sinh. Mặc dù có nhiều biến chứng có thể xảy ra, nhưng chúng cực kỳ hiếm gặp ở những bệnh nhân khỏe mạnh.

Các biến chứng trong và sau mổ thường gặp là: Chảy máu, nhiễm trùng vết mổ. Ngoài ra, phẫu thuật đường tiêu hóa cũng sẽ gặp phải: Tắc ruột, rò chỗ nối, viêm phúc mạc…

Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, phổi, tiểu đường… có thể bị biến chứng nhồi máu cơ tim, viêm phổi, tai biến mạch máu não…

Không thể tránh hoàn toàn các rủi ro trong và sau phẫu thuật, nhưng nếu chú ý cẩn thận, tác hại do các biến chứng gây ra có thể được giảm thiểu.

 

Trên đây là những chia sẻ hữu ích liên quan đến việc khám ngoại khoa mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn. Sức khỏe là của cải lớn nhất của mỗi người vì vậy mong bạn có thể giữ gìn thật tốt để tránh mắc các bệnh ngoại khoa không mong muốn. Tuy nhiên, nếu như lỡ không may mắc phải thì bạn cũng đừng lo lắng mà hãy tìm kiếm một phòng khám chuyên khoa ngoại thật uy tín để khám ngoại và điều trị bệnh kịp thời.

Bài viết liên quan