Nội soi tai mũi họng là kỹ thuật được áp dụng rộng rãi giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý thuộc cơ quan tai mũi họng. Thủ tục tiến hành phương pháp này rất đơn giản và tuyệt đối an toàn cho bệnh nhân. Nếu như các bạn đang muốn đi nội soi tai mũi họng mà chưa có đủ cho mình những thông tin cần thiết thì hãy tham khảo bài viết ngay sau đây.
Thế nào là nội soi tại mũi họng?
Nội soi tai mũi họng là thủ thuật thăm khám bệnh nhân bằng cách sử dụng một ống nội soi chuyên dụng có gắn camera và kính đặc biệt ở mỗi đầu. Sau đó sẽ được đưa vào các ngóc ngách của vùng tai mũi họng. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp và rõ nét bên trong các cơ quan này thông qua màn hình hiển thị. Công nghệ nội soi phù hợp chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý thường gặp trong tai mũi họng như lệch vách ngăn mũi, viêm xoang, các bệnh lý về cấu trúc hốc mũi, viêm tai giữa, u thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư thanh quản, ù tai,… Ưu điểm của công nghệ này là giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh, đưa ra biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời.

Khi nào thì nên khám nội soi tai mũi họng
Các bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để nội soi tai mũi họng nếu xuất hiện các triệu chứng sau đây:
- Các triệu chứng về tai: dị dạng tai (tai nhỏ, cấu trúc tai bất thường, dị dạng,…), đau vùng xung quanh và bên trong tai, cảm giác ù tai, chảy mủ tai, luôn nghe thấy tiếng ve kêu trong tai, suy giảm thính lực, điếc đột ngột, ngứa tai.
- Triệu chứng mũi: ngạt mũi, phải thở bằng miệng, chảy máu mũi, chảy nước mũi, biến dạng mũi, bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm xoang, đã chụp X-quang hoặc CT, đã nội soi tìm chính xác nguyên nhân viêm do đâu.
- Triệu chứng họng: đau họng, ngứa họng kéo dài, ho liên tục nhiều ngày không khỏi sau khi đã dùng các biện pháp điều trị, khô miệng, khó nuốt, khi nuốt thấy ngạt thở; trong miệng có mùi hôi đặc biệt. Ngoài ra, người bệnh còn bị khàn tiếng kéo dài, khó thở khi nói, hạch to ở góc hàm dưới, ho ra máu cũng có thể phải nội soi tai mũi họng.
Các phương pháp nội soi tai mũi họng thông thường
Hiện nay, có hai phương pháp nội soi tai mũi họng thường được áp dụng tại các bệnh viện chuyên khoa là nội soi tai mũi họng ống cứng và ống mềm. Trong số đó, nội soi ống mềm đang là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.
Nội soi tai mũi họng ống cứng
Ngay từ giai đoạn đầu ứng dụng máy soi tai mũi họng, ống nội soi là một ống cứng nên khi đầu ống nội soi chạm vào thành trong của mũi hoặc họng sẽ gây đau rát, khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp tai mũi họng này là chi phí thấp, người bệnh không phải tốn quá nhiều chi phí cho việc nội soi.
Nội soi tai mũi họng ống mềm
Để cải thiện những nhược điểm của công nghệ nội soi tai mũi họng ống cứng, hiện nay hầu hết các bệnh viện đều sử dụng phương pháp nội soi tai mũi họng ống mềm. Loại ống nội soi này mềm như ống nội soi dạ dày nhưng đường kính nhỏ hơn, chỉ khoảng 3mm. Vì vậy, nội soi tai mũi họng bằng ống mềm không gây đau rát hay khó chịu cho bệnh nhân, tương đối an toàn.
Quy trình nội soi tai mũi họng
Bưới đây là quy trình nội soi tai mũi họng đơn giản nhất hiện nay mà các bạn có thể tham khảo.
- Nội soi tai: bệnh nhân được chỉ định ngồi thẳng. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi và đặt dọc theo trục của ống tai ngoài để quan sát ống tai ngoài, màng nhĩ và cán búa.
- Nội soi mũi: bệnh nhân ngồi với đầu ngửa ra sau 15°. Bác sĩ đặt một miếng bông gòn tẩm thuốc co mạch và thuốc tê vào mũi bệnh nhân. Sau 5 phút, bác sĩ lấy tăm bông ra và bắt đầu nội soi mũi. Bác sĩ dùng ống nội soi chuyên dụng đưa vào khoang mũi từ trước ra sau để quan sát cấu trúc khoang mũi. Nếu có chỉ định, bác sĩ sẽ rửa vết thương, loại bỏ máu, chất nhầy và tiến hành sinh thiết.
- Soi thanh quản: người bệnh giữ nguyên tư thế ngồi thẳng, hai chân duỗi thẳng. Bác sĩ nhẹ nhàng đưa ống nội soi vào yết hầu trên lưỡi từ ngoài vào trong. Sau đó sẽ xem xét bề mặt lưỡi, lưỡi gà, 2 amidan và một số bộ phận khác.
Những câu hỏi thường gặp khi khám nội soi tai mũi họng
Một trong những câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi nội soi tai mũi họng là có đau hay không. Trước đây, kỹ thuật nội soi tai mũi họng sử dụng ống nội soi cứng nên gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh khi đầu ống nội soi chạm vào niêm mạc mũi, họng. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở y tế đã sử dụng ống nội soi mềm nên đã khắc phục được tình trạng này. Trước khi quyết định nội soi, bác sĩ thăm khám và đánh giá tình trạng bệnh nhân. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chỉ định các loại thuốc co mạch, gây mê hoặc gây tê trước khi thực hiện nội soi.
Một vài lưu ý khi nội soi tai mũi họng
Trước khi thực hiện khám nội soi tai mũi họng các bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Trước khi nội soi, hãy thảo luận về tình trạng sức khỏe của bạn với bác sĩ, đặc biệt nếu bạn cần gây mê hoặc an thần.
Nnói với bác sĩ của bạn về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng, đặc biệt là aspirin hoặc thuốc làm loãng máu.
- Thực hiện đúng hướng dẫn chi tiết của nhân viên y tế.
- Giữ tâm lý yên tâm, thoải mái khi nội soi tránh lo lắng, căng thẳng.
- Nếu sau khi nội soi tai mũi họng mà có các biểu hiện bất thường như buồn nôn, chóng mặt, sổ mũi kéo dài thì hãy đến bệnh viện.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về quy trình nội soi tai mũi họng mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã nắm bắt được một số thông tin hữu ích cho việc thăm khám của mình rồi nhé.